“Xúc động”, “Nghẹn ngào, “Chua Xót” chính là những cụm từ miêu tả chính xác nhất về những thân phận đáng thương trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của đồng tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những nét đặc sắc của tác phẩm này qua bài review dưới đây nhé!
Review truyện “Hồng Lâu Mộng”: Bi kịch của những kẻ đáng thương!
Sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Có thể nói “Hồng Lâu Mộng” được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc. Nó phản ánh một cách chân thật nhất về thực trạng xã hội ở thế kỷ 18 và sự mục nát thối rữa của chế độ phong kiến lúc bấy giờ.
Tại thời điểm đó, Tào Tuyết Cần vốn xuất thân từ dòng dõi quý tộc và luôn sống trong sự xa hoa phú quý. Ấy thế mà xui xẻo thay, cha Tào Tuyết Càn mắc tội và bị tống giam. Không những thế, tội lỗi của ông còn khiến cho cả gia tộc phải lâm vào cảnh nghèo đói suốt đời. Dành những năm tháng cuối đời của mình, ông dồn hết tâm trí của mình để viết nên bộ truyện Hồng Lâu Mộng, thế nhưng khi tác phẩm còn đang dở dang thì ông đã không thể trụ lại và vĩnh biệt thế gian này. Để rồi đến tận hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc dựa vào bản thảo mà ông đang dang dở ấy để hoàn thành 40 chương còn lại của tác phẩm.
Tóm tắt câu chuyện
“Hồng Lâu Mộng” tái hiện lên một cách đầy chân thật cái hiện thực thối nát của xã hội phong kiến Trung Quốc. Cái sự xa hoa tráng lệ chỉ là vỏ bọc bên ngoài để che đi một cuộc sống dâm ô, nhục nhã của bọn thượng lưu lúc bấy giờ. Và để rồi đâu đó trong xã hội ấy, vẫn còn tồn tại những người như Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc dám đứng lên chống đối lại triều đình vì lẽ phải, vì muốn xóa bỏ những khuôn khổ của cái xã hội mục nát ấy và sống đúng với những gì bản thân mong muốn. Để rồi hai số phận cùng cực ấy lại đem lòng yêu thương và bảo vệ lẫn nhau khỏi những định kiến bấy giờ.
Những tuyến nhân vật trong truyện
Lâm Đại Ngọc – một cô gái mảnh mai với tinh thần kiên cường
Mặc dù mang một vóc dáng mảnh khảnh và yếu đuối, tưởng chừng như một ngọn gió cũng có thể quật ngã được cô, ấy thế mà nằm sâu trong chính con người cô chính là một bộ giáp mạnh mẽ và dám đứng lên đấu tranh vì bản thân mình.
Với một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến bao chàng trai say đắm, nhưng chính vẻ bề ngoài yếu đuối của mình đã làm cho chẳng còn ai muốn đến gần và ngỏ ý với nàng cả. Ngay chính gia đình cô còn cảm thấy số phận của nàng sẽ chẳng bao giờ gặp được hạnh phúc khi lúc nào cũng bắt gặp trên khuôn mặt vạn người mê ấy là sự mỏng manh, bi thương có thể bị tan vỡ bất kỳ lúc nào.
Giả Bảo Ngọc – một anh chàng với nội tâm nhút nhát
Xuất thân từ một gia đình lập nhiều công với triều đình, nên cuộc sống của anh ở trong một tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành và luôn được kẻ cung người hạ. Và với vị trí là cậu ấm duy nhất tại nơi này, chàng tìm người trong mộng và thầm ước từ lâu chính là Lâm Đại Ngọc. Nhưng gia đình cậu lại tỏ ra hết sức ngăn cản khi chính nàng cho rằng Bảo Ngọc không nên chạy theo những vinh hoa phú quý, thi đỗ để vào chốn quan ngục. Trong khi đó, Bảo Thoa – người con gái đúng với chuẩn mực phong kiến xã hội lúc bấy giờ và luôn được gia đình Bảo Ngọc thúc giục thành đôi.
Cho đến mối tình bi kịch của hai kẻ đáng thương…
Nhưng làm sao sự cấm cản của gia đình có thể phá vỡ được tình cảm lứa đôi? Chính vì thế, hai người cứ thế nghe theo trái tim mình để đến với nhau và thực hiện một cuộc hôn ước. Nhưng số phận lại một lần nữa thử thách khi lúc này, hai phủ họ Giả mắc tội với triều đình và lâm vào cảnh đường cùng. Để cứu gia đình mình, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn để gia đình mình thoát khỏi cảnh tù tội. Khi mở khăn che mặt, phát hiện đó không phải là Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc quyết định bỏ đi và hóa thân thành một tảng đá với trái tim không thể rung động lại một lần nữa. Để rồi khi Đại Ngọc nghe được tiếng pháo hoa chúc mừng từ bữa tiệc đại hỉ của người yêu mình, nàng uất ức sinh bệnh mà chết.
Đọc đến đây, cảm xúc tôi chợt dâng trào và cảm thấy bi thương khi số phận quá ác nghiệt với hai kẻ đáng thương như vậy. Cùng nhau đứng lên chống lại triều đình, cùng nhau vượt qua biết bao khó khăn, cùng nắm tay phá vỡ mọi định kiến xung quanh mình để rồi hai tâm hồn đồng điệu ấy cảm nhận được tình yêu và muốn chung sống đến đầu bạc răng long. Ấy thế mà, hai kẻ đáng thương ấy cho đến lúc rời bỏ thế gian cũng chẳng cảm nhận được sự hạnh phúc lứa đôi…
Có thể nói, tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của đồng tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc thật sự là một cuốn sách hay và đáng đọc khi không hổ danh là một trong những tứ đại danh tác của nền văn học Trung Hoa. Hy vọng các bạn đọc giả sẽ có được những cái nhìn tổng quan về xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ và sự đồng cảm với những con người bé nhỏ dám đứng lên đấu tranh vì hạnh phúc của chính bản thân sau khi hoàn thành tác phẩm này nhé!