Đã bao giờ bạn đã hỏi bản thân những câu hỏi như “Tại sao mình lại làm vậy?”. Tôi nghĩ, chắc chắn ai cũng từng thắc mắc và tự hỏi bản thân về những câu tưởng chừng như vô nghĩa như vậy. Nhưng không, hãy để cuốn sách “Phi Lý Trí” của tác giả Dan Ariely giúp bạn giải đáp những câu hỏi này qua bài review sau đây nhé!
Review sách “Phi Lý Trí”: Cách nắm bắt tâm lý con người!
Cảm nhận chung về cuốn sách
Dan Ariely – một người Mỹ gốc Do Thái, với thiên phú về trí thông minh cùng sự tinh tế của mình, ông là một trong những giáo sư nổi tiếng của Đại học Duke nằm ở phía Bắc California về môn Tâm lý và Kinh tế học hành vi.
Đã bao giờ các bạn vò đầu bức tóc để nghĩ ra những ý tưởng thu hút khách hàng, đặc biệt là các bạn nhân viên kinh doanh hay làm mảng marketing? “Làm thế nào để tạo nên một bài viết gây ấn tượng sâu sắc đến người đọc”? Cuốn sách “Phi Lý Trí” sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển bán chạy nhất trên thế giới về lĩnh vực áp dụng tâm lý học trong kinh doanh. Tác phẩm đưa ra những nguyên nhân, yếu tố khiến con người đưa ra quyết định. Từ đó vận dụng những kiến thức khoa học và tâm lý học để các nhà kinh tế có thể nắm bắt được nhu cầu và đưa ra những phương án làm hài lòng khách hàng của mình.
Những bài học hay trong cuốn sách
So sánh là là một trong những hành động để đánh giá sản phẩm
Đa số trong chúng ta luôn quan tâm đến những suy nghĩ và ngoại hình của người khác, nếu bạn gặp một người xinh đẹp và tài giỏi hơn mình, ít nhiều bạn sẽ sinh ra cảm giác ganh tị, nhưng nếu bạn gặp một người hoàn toàn yếu kém so với bản thân, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và gia tăng sự tự tin của mình. Tại sao? Trong tâm lý học về hành vi con người, họ luôn tìm kiếm sự so sánh. Cũng vì thế, các nhà kinh doanh luôn lợi dụng nguyên tắc này để quảng cáo cho sản phẩm của họ bằng việc đặt một sản phẩm với giá trung bình của bên mình với những mặt hàng đắt tiền của các đối thủ. Điều này sẽ dễ dàng đánh trúng tâm lý của khách hàng và sẽ khiến họ rơi vào bẫy của các nhà kinh doanh.
Tuy nhiên, so sánh luôn phải có một giới hạn nhất định. Nếu chúng ta so sánh để làm xấu đối phương, đó là một hành động vô cùng phi nhân đạo và cần được lên án. Các nhà kinh doanh cần tư duy để tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và đặc biệt là có những điểm tạo nên sự khác biệt giúp khách hàng có thể nhận ra ưu điểm của dòng sản phẩm.
Khi nhận được đồ miễn phí, lý trí của ta bằng không
“Miễn phí” luôn là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự thu hút của khách hàng. Chẳng hạn hằng ngày bạn đều ưa chuộng thanh kẹo socola từ thương hiệu Godiva với mức giá 20 đồng, trong khi đó thương hiệu Guylian chỉ bán thanh kẹo với mức giá 1 đồng, dễ dàng thấy rằng bạn sẽ chấp nhận mua Godiva. Nhưng nếu Guylian treo bảng “miễn phí” cho dòng kẹo này, chắc chắn khách hàng sẽ ồ ạt để mua được thanh kẹo này vì nó không “tốn phí”.
Tại sao? Bởi vì khi trả tiền cho một sản phẩm nào đó, chúng ta luôn đánh đổi để được lợi về mình, nếu như chất lượng nó không như mong muốn, chúng ta sẽ bị lỗ. Nhưng đầu tư ai lại thích thua lỗ? Vì thế, khi bạn sở hữu một sản phẩm mà không tốn một chút phí nào, bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận nó. Và các nhà kinh doanh thông minh sẽ nắm bắt được điểm yếu này để lên chiến lược kinh doanh, như công ty Amazon đã tăng được doanh thu bán sách khi họ có chương trình “nếu khách hàng mua thêm một cuốn sách thì sẽ được MIỄN PHÍ giao hàng”. Điều này hoàn toàn đánh trúng tâm lý khách hàng và họ sẽ chấp nhận bỏ thêm một khoản tiền với suy nghĩ “vừa có thêm sách hay, lại vừa được giao không tốn phí, quá lợi”!
Mức giá đầu tiên mà chúng ta định hình trong đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức giá chúng ta trả sau này
Hầu hết chúng ta sẽ thường định giá trước về một sản phẩm nào đó, chẳng hạn với một gói bánh bạn thường sẽ mặc định giá của nó nằm trong khoảng 5-10 đồng, mặc dù bánh đó được xuất khẩu từ nước ngoài hoặc có vị ngon như thế nào nhưng được bán với mức giá 20 đồng, bạn chắc chắn sẽ lưỡng lự và đa số là không mua nó. Chính vì thế, các nhà kinh doanh luôn nắm bắt yếu tố đó để khảo sát ý kiến khách hàng, họ sẽ thường tham khảo về các sản phẩm tương tự đang được bán trên thị trường với mức giá ra như thế nào, giới hạn của nó bao nhiêu, nếu một doanh nghiệp cứ khăng khăng chất lượng sản phẩm độc nhất nhưng lại hét giá trên trời thì chắc chắn sẽ chẳng có ai dám mua thương hiệu của bạn cả.
“Phi Lý Trí” của tác giả Dan Ariely thật sự là một cuốn sách hay và bổ ích. Hy vọng các bạn đọc giả, đặc biệt là những người yêu thích lĩnh vực kinh doanh sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả để đem lại nguồn doanh thu và gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu của công ty mình.