“Hành Trình Về Phương Đông” của tác giả Spalding được xem là một trong những cuộc sách tiêu biểu của mọi thời đại với nhiều tầng lớp kiến thức triết học học, những giá trị vĩnh hằng về con người, cuộc sống. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị của cuốn sách thông qua bài review sau đây nhé!
Review sách Hành Trình Về Phương Đông: Góc nhìn mới về giá trị tinh thần!
Cảm nhận về cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông
“Hành Trình Về Phương Đông” được tái hiện qua hồi ký đặc biệt của tác giả Spalding – một trong ba nhà khoa học thực hiện chuyến hành trình đến Ấn Độ để khám phá và nghiên cứu về những khả năng siêu nhiên của con người cũng như nền văn hóa mới mẻ ở những quốc gia này. Ngoài ra, đối với những bạn có niềm đam mê về những giá trị trường tồn, những giá trị khác biệt tồn tại giữa các nền văn hóa, thì đây đích thực là một cuốn sách mà bạn nên trải nghiệm. Đối với tôi, cuốn sách này khá hay và thú vị với nhiều điều triết lý và nội dung phong phú giúp tôi có thể học hỏi và mở rộng tầm mắt với những kiến thức cổ xưa của người Ấn như thiền, yoga, chiêm tinh,… Tuy nhiên, vì cuốn sách chứa đựng nhiều điều về mặt tâm linh của con người, với lối viết theo tư duy của nhà khoa học nên tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông” khá là khô khan và “khó nhai” – không thích hợp đối với những bạn trẻ không đam mê về ngành học này.
Sau khi đã hoàn thành cuốn sách thì tôi rút ra được những bài học quý giá sau đây:
Những người chân chính sẽ không bao giờ thích thể hiện
Ấn Độ được xem là quốc gia nổi tiếng về nền văn hóa tâm linh lâu đời, nhưng tất cả những gì các khoa học nhìn thấy đó là những trò lừa bịp và mê tín dị đoan của những người tự nhận mình là Chân sư hay thánh Nhân. Nhưng trong lúc tuyệt vọng, thì đoàn khoa học gặp được một người Ấn kỳ lạ, khi ông ta nói rằng những vị sư chân chính sẽ không bao giờ được tìm thấy tại những nơi trần tục này!
Yoga – một bộ môn khoa học giúp con người làm chủ được thể xác
Tại thành Benares, tác giả gặp một vị đạo sĩ và được truyền bá về bộ môn Yoga – một trong những phương pháp đặc trưng của Ấn Độ giúp con người trở nên khỏe mạnh, làm chủ bản thân và đặc biệt là nó giúp tạo nên một tâm hồn đẹp và thân thể cường tráng từ bên trong với những tư thế cần sự dẻo dai của cơ thể, nó khác hoàn toàn với tư tưởng của phương Tây khi những người nước này sử dụng những môn thể thao mạnh mẽ và cần sức mạnh để tạo nên một cơ thể rắn chắc.
Mỗi nhân sinh tồn tại trên cuộc đời này đều có một thứ gọi là “Nghiệp báo”
Cuộc hành trình tiếp tục khi các nhà khoa học gặp được “Sudeih Badu” – người đã giúp tác giả mở mang tầm mắt của mình và bất ngờ với trình độ uyên bác của ông khi nghe vị này giải thích về những vì sao tinh tú và chiêm tinh bằng những phương pháp của người Ấn vận dụng thêm những lý thuyết của người Âu. Từ đó ông nhấn mạnh một điều nổi bật trong chương này là luật nhân quả và nghiệp báo bằng những lý luận và sự tác động giữa các hành tinh trong hệ mặt trời. Chính cuộc gặp gỡ này đã giúp phái đoàn thay đổi suy nghĩ và nhận ra rằng mê tín dị đoan không hẳn là tiêu cực và có những kiến thức rất đáng học hỏi và nghiên cứu đằng sau nền văn hóa của nước Ấn này.
Những cảm xúc tiêu cực là do chính bản thân tạo nên
Nội dung chủ yếu của 2 chương này đó là khẳng định những nỗi sợ, đau khổ, ham muốn đều do sai lầm và sự thiếu hiểu biết của con người mà thành. Thay vào đó, mỗi chúng ta phải học cách làm chủ bản thân với một tâm hồn tĩnh, xác định được phương hướng và tự tìm cách để đi đến con đường mà mình đã chọn, có như thế thì con người có thể kết nối được với mọi sự vật trên cõi đời này. Nhờ vào những gì được giảng dạy từ đức Mahayasa và pháp sư Vishudha, phái đoàn đã có thêm những trải nghiệm thú vị về những sự kiện tâm linh tại nơi này.
Sống một cuộc đời không màng danh lợi
Đạo sĩ Ram Gopal – một người truyền bá phương pháp chữa bệnh vô cùng đơn giản: “vô cầu, vô niệm” nghĩa là con người nên sống đúng với bản chất của mình, sống thực với những gì mình đang có, bỏ qua mọi sự ham muốn về vật chất và tinh thần – sống một cách đầy tự hào và không hổ thẹn với chính mình. Một khi con người có thể kiểm soát được tâm trí, thì khi đó có thể đạt được đến Chân-Thiện-Mỹ và làm được bất cứ thứ gì mình muốn.
Hành trình về phương Đông
Hành trình khám phá mảnh đất tâm linh Ấn Độ cuối cùng cũng đi đến hồi kết khi các giáo sự bị yêu cầu ngừng cuộc nghiên cứu và quay về Luân Đôn của Hoàng Gia Anh. Trong chương này, tác giả đã tái hiện lại những cuộc gặp gỡ với các vị pháp sư tại nước Ấn và những bài học, những kiến thức được truyền bá cũng như những điều bí ẩn chưa được khám giá bởi thế giới ngoại đạo. Cuối cùng, ba vị giáo sư đã quyết định từ bỏ chốn phồn hoa để ở lại vùng đất thiêng liêng này với quyết tâm tìm ra bản ngã của chính mình và học thêm những điều bổ ích về mặt tâm linh tại nền văn hóa huyền bí ở nước này.
Mỗi chương trong cuốn sách đều để lại cho ta những kiến thức, triết lý về mặt tâm linh liên quan đến Phật Giáo, về những điều bí ẩn mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hy vọng các đọc giả sẽ có một trải nghiệm đầy đáng nhớ và tìm thấy nhiều điều hay ho thông qua cuốn sách này nhé!