Ta là ai giữa hàng tỷ người đang sinh sống trên trái đất này? Ta phải làm gì để theo đuổi và gặt hái được thành công? Ta làm như thế nào để khiến bản thân không phải hối hận vì những sợ hãi cản bước chân mình? Hãy để cuốn sách “Suối Nguồn” của tác giả Ayn Rand giúp các bạn đọc giả trả lời những câu hỏi này một cách thuyết phục nhất qua bài review dưới đây nhé!
Review sách “Suối Nguồn”: Phần thưởng xứng đáng cho những kẻ kiên trì
Cảm nhận chung về cuốn sách
Lần đầu tiên khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã bị choáng ngợp và có phần nản chí vì độ dày của cuốn sách mang lại, ngoài ra nó còn mang nhiều câu chuyên có tính triết lý nhân văn cao khiến tôi phải tốn hàng ngàn giờ để suy ngẫm và hiểu được hết ý nghĩa mà cuốn sách muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Bản thảo của cuốn sách đã từng bị từ chối bởi 12 nhà xuất bản vì tính nhạy cảm của nó và họ tin chắc rằng tác phẩm sẽ không bao giờ có được thành công với những câu chuyện quá đỗi lý thuyết và triết lý như này. Nhưng những giá trị trường tồn mà cuốn sách mang lại đã chứng minh các nhà xuất đã đưa ra một quyết định vô cùng sai lầm, khi “Suối Nguồn” trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của mọi thời đại và bán được hơn 6.5 triệu bản sau 76 năm kể từ khi xuất bản lần đầu. Chỉ cần như vậy đã có thể chứng minh các chủ đề mà “Suối Nguồn” nói đến luôn đánh trúng trọng tâm vào suy nghĩ của con người và luôn được các bạn yêu sách bình chọn là tuyệt phẩm.
Những bài học hay trong cuốn sách
Quyền lực của ngôn từ
Ngôn từ luôn là một trong những tài sản quý giá nhất của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy. Nó không chỉ giúp ta xây dựng các mối quan hệ xung quanh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công nhất định của một người. Như Ellesworth được biết đến là một thiên tài ngôn ngữ khi ông không chỉ xem ngôn ngữ là công cụ giao tiếp hằng ngày, mà đó chính là một công cụ giúp ông được sùng bái và trở thành một vị thánh trong lòng mọi người. “Ông không lê bước nặng nhọc qua các thế kỷ; ông khiêu vũ – các nhà phê bình nói – trên đại lộ của các thời đại như một anh hề, một người bạn, và một nhà tiên tri”.
Tuy nhiên ngôn từ như một con dao hai lưỡi, nếu không sử dụng đúng mục đích, nó có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Như cách mà Ellesworth đã sử dụng khả năng thiên tài về ngôn từ của mình để truyền bá những những tôn giáo cực đoan và lôi kéo những người dân thiện lành về phe mình. Chính vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng ngôn từ và phải hiểu rõ mục đích của việc sử dụng nhằm tạo ra lợi ích gì.
Sống thứ sinh – những kẻ không nên tồn tại trong xã hội
Thứ sinh là gì – là những kẻ lấy tiêu chuẩn và sự đánh giá của người khác làm thước đo cho chính bản thân mình. Những người này sẽ luôn sinh ra cảm giác ngưỡng mộ và ghen tị khi một ai đó có được tiếng vang và thành công nhất định trong cuộc sống. Ayn Rand đã sử dụng từ “second-handers” để chỉ về những loại người này. Đây là những kẻ không yêu thương và trân trọng bản thân mình, chỉ dành cả đời để chạy theo những ảo tưởng của bản thân khi áp đặt những suy nghĩ và tài năng của người khác lên mình và ép buộc bản thân phải làm theo.
Tuy nhiên, đây là hạng người đáng bị lên án và cần phải loại trừ trong xã hội khi họ chỉ biết bắt chước những người khác. Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có những suy nghĩ và tài năng khác nhau. Chính những vẻ riêng biệt ấy đã tạo nên một xã hội và góp phần xây dựng sự phát triển toàn vẹn cho cả dân tộc. Nếu ai cũng luôn cố gắng chạy theo những người khác mà không có những tư duy và sáng tạo của riêng mình, thì hãy tưởng tượng thế giới sẽ như thế nào, sẽ lụi tàn ra làm sao?
Tôn vinh con người
Mục đích của tác giả trong phần này là gì? Đó chính là Ayn Rand vẽ nên một thế giới lý tưởng nơi mà ông cho rằng cần phải có những tôn vinh và phần thưởng dành cho người sáng tạo, chính trực và có tố chất tư duy độc lập mà không chịu bất kỳ một ảnh hưởng và suy nghĩ nào của ai cả. Ayn Rand muốn cho cả xã hội phải noi theo và từng ngày sẽ có càng nhiều người theo lối sống lý tưởng như vậy, trở thành một động lực và khích lệ giúp con người có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, hiểu được giá trị của bản thân và góp phần đưa giá trị đó vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Cũng qua đó mà Ayn Rand cũng đưa ra một viễn cảnh về những kẻ không chịu động và tư duy mà suốt ngày chỉ biết sống nương tựa vào trí óc của người khác. Hãy nhớ rằng, mọi kết quả xảy đến trong tương lai đều phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của bạn ngay hiện tại, vì thế hãy làm thế nào để có thể dành được những phần thưởng xứng đáng với giá trị của bản thân.
“Suối Nguồn” của tác giả Ayn Rand đích thực là một cuốn sách hay khiến cho bất kỳ ai đọc cũng phải suy ngẫm về những triết lý và ý nghĩa sâu xa mà tác phẩm mang lại. Hy vọng các bạn đọc giả – những người chưa thể tìm được một chỗ đứng của mình trong xã hội hãy luôn cố gắng nỗ lực từng ngày để tìm lại bản ngã cho bản thân mình và luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp sau khi hoàn thành cuốn sách này nhé!